Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Năm mới sắp đến, việc sửa soạn lại bàn thờ là việc làm để con cháu thể hiện được lòng kính yêu và tưởng nhớ đến tổ tiên, đây chính là công việc được các gia đình luôn chú trọng.
Bí quyết trang hoàng bàn thờ ngày Tết:
Để có được hương vị ngày Tết, thì bàn thờ luôn là nơi quan trọng nhất, đó chính là ơi mà các gia đình dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với các thần linh. Phong tục thờ cúng tổ tiên, thần linh sẽ tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán của từng vùng miền. Nhưng đối với người việt thì nó luôn mang một nét chung, tất cả đều thể hiện được sự sang trọng, sự thành kính trong tâm thức của con người.
Bàn thờ Tam Đục Lưu Quang cao cấp
Còn với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, nơi để thể cúng luôn đặt ở nơi cố định, cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất của ngôi nhà.
Bên cạnh đó việc trang trí bàn thờ cũng là việc luôn được coi trọng hàng đầu vào mỗi dịp Tết, việc này thường do gia chủ thực hiện nhằm bày tỏ lòng kính hiếu. Thường vào ngày 23 tháng Chạp, sau ngày lễ cúng “ông Công, ông Táo” việc dọn dẹp và trang hoàng bàn thờ được gia chủ thực hiện.
Theo quan niệm thì trong thời điểm này thần linh sẽ đi vắng, gia chủ sẽ tranh thủ sửa soạn lại nơi thờ phụng để đón lễ Tết, sao cho đến đêm 30 Tết các thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất.
Cách trang trí bàn thờ đón Tết
Công việc chính là dọn dẹp, lau rửa, hoá chân nhang, treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ cúng. Những đồ thờ trên đó có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng lại cho mới, khi đã hoàn tất, người dọn dẹp sử dụng nước thơm hay còn gọi là ngũ vị tẩy uế để lau lại lần nữa, và cuối cùng sẽ được sắp xếp lại lên bàn thờ theo thứ tự.
Khi bày biện bàn thờ người ta thường hay bố trí vị trí theo thứ tự cao nhất, chính giữa phía trong cùng chính là nơi để Bài vị - nghĩa là tấm bia gỗ có ghi tên của những người được thờ cúng, ngoài ra bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ.
Hầu hết các gia đình đều có một nơi thờ phụng, bởi thể việc phối thờ của gia tiên nhiều đờn và cả thần linh, thường ở vị trí này là bài vị dùng cho tất cả. Ở hai bên bài vị chung thường được bố trí hoặc bài vị, ảnh thờ của những người đã khuất.
Trước các bài vị trang trí lư hương, tuỳ thuộc vào điều kiện của gia đình để có thêm các đồ thợ quý giá khác như: Đỉnh Đồng, Chân đèn, Song hạc, Cây nến,… tất cả sẽ được trang trí trong không gian ở phía trước lư hương, thấp hơn và được sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm – Dương.
Hướng dẫn trang trí bàn thờ đón Tết
Những điều cần lưu ý trong việc trang trí, sắp xếp bàn thờ:
Không gian để đặt bàn thờ cần phải đủ thông thoáng, không nên để bàn thờ ở nơi quá cao gây ra khó khăn cho việc thờ cúng, và cũng không nên để ở nơi quá thấp làm thiếu sự trang nghiêm. Với những trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, cần phải đảm bảo khoảng cách tới trần không được quá gần, tránh bị quẩn khói và gây ra ám vàng trần.
Ánh sáng chiếu vào phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, nhằm tạo ra cảm giá ấm cúng; những nguồn sáng gián tiếp tránh gây ra tình trạng bị chói. Bạn có thể sử dụng đèn hắt tường, những loại bóng đèn quả nhót, đèn thờ,….
Điều cần lưu ý nữa là chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được sử dụng riêng, và bạn cần hạn chế dùng chung với việc khác. Nước dùng để lau cho bàn thờ thường là nước sạch, có thể sử dụng nước mưa, nước nấu lá tràu, lá bồ kết.