Đôi điều về khấn và văn khấn

Từ thời xa xưa đã lưu truyền nhiều lời khấn hết sức linh nghiệm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi được một bài khấu của vua Lý Thái Tổ. Lời lẽ rất linh thiêng cảm động cả quỷ thần. Sử chép rằng: “Vào năm Nhâm Tý (Thuận thiên thứ ba – 1012), vua tự cầm quân đi đánh giặc ở Diễn Châu, khi đến đất Vũng Biện (Biện sơn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa) gặp lúc trời đất tối tăm, gió sấm dữ dội, vua đốt hương thành tâm nói rằng:
“Tôi là người ít đức, lạm ở trên dâ, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám tin cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy, ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận tỏ ý trách móc chỉ bảo thì dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sau quân có sai phạm gì thì tội lỗi ấy có thể dung thứ, xin trời cao soi tỏ.” Lạ thay, lời khấn vừa dứt thì trời quang mây tạnh, ba quân vô cùng mừng rỡ.
Ấy là điều được ghi trong chính sử, còn dân gian thì lưu truyền biết bao câu chuyện linh ứng nhờ “lời kêu, tiếng khấn” của người làm lễ dâng hương với gia tiên Thánh thần và chư Phật, chưa Bồ tát, Thánh Hiền.
Điều hư, thực thế nào vẫn là chỗ bỏ ngỏ chờ các nhà nghiên cứu, còn với những người có tín ngưỡng, có lòng tin, tự biết mình là kẻ có lỗi đành phải khấn vái tứ phương cầu xin các đấng vô hình thiêng liêng, phù hộ, độ trì cho tai qua, nạn khỏi, cho phúc đức lâm môn, cho nhân an vật thịnh….
Người Việt Nam thường rất coi trọng lễ nghĩa. Người xưa có câu: “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Thường nhật, chúng ta có công việc gì bầy biện cỗ bàn thịnh soạn mời mọc khách khứa không có nói trước, thì khách nào dám đụng đũa. Đến dịp lễ tết, nếu như chúng ta làm mâm cao cỗ đầy dân lên cầu cúng mà không có lời khấn, thì thần linh làm sao chứng giám cho được. Vậy nên đang lễ cần có văn khấn để Giãi tỏ lòng thành.
Đây cũng là một tập tục có từ rất lâu đời của người Việt Nam. Nó còn phản ánh một khát vọng sống, khát vọng chân chính của con người mong được có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Vậy, khấn là thế nào? Điều cốt yếu của một lời khấn là gì?
Có thể hiểu “nôm na”: khấn là sự bày tỏ tâm thành cầu xin của người làm lễ trước các đấng vô hình – linh thiêng như vong hồn của những người đã khuất, oai lực của Bồ Tát, Thánh Thần,… cũng bởi thế, điều cốt yếu của lời khấn là thành tâm chứ chẳng phải ở những lời văn hoa mỹ, cầu kỳ. Cũng chẳng phải ở chỗ cứ cầu cho nhiều là được nhiều.
Theo triết lý của nhà Phật thì Tâm tuy vô hình nhưng lại là sợi dây liên hệ ràng buộc vạn hữu, còn các nhà nho thì cho rằng:
“Tâm động quỷ thần tri” (Nghĩa là Tâm ta thành kính mà cầu khẩn thần linh thì thần linh ắt thấu tỏ).
Như thế lời khấn cốt ở tâm thành. Và, khi khấn cầu người ta không khấn to để mọi người xung quanh nghe thấy mà chỉ khấn lâm râm như chủ đủ cho bản thân người khấn và đấng vô hình – linh thiêng hay biết.
Ngày nay, có người thực thi dân hương truyền thông như lại “cách tân” chỉ cần thắp hương rồi đứng mặc niệm một phút trước bàn thờ, chẳng cần chắp tya, chẳng khấn vái, việc đó là tùy tâm. Nhưng theo chugns tôi thì chỉ nên bỏ phần rườm rà, mê tín dị đoan còn nên giữ lại cái hay của đạo lý, triết lý cổ nhân cũng như vẻ đẹp văn hóa, mang tính chất giáo dục con người noi theo luật đạo đức tập tục của cha ông. Trong thực tế, khi thực thi tin ngưỡng truyền thống này không ít người lúng túng không biết khấn vái ra sao để có thể bày tỏ ước nguyện của mình với tổ tiên, Phật, Thánh?
Bởi vậy, chúng tôi biên soạn tập văn khấn này giúp cho người thực thi tín ngưỡn dễ đọc, dễ nhớ, dễ lưu truyền rộng rãi và phát huy nét hay, nét đẹp đạo lý cổ nhân của dân tộc Việt Nam.
Điều cần lưu ý: Mặc dù các tiết lễ đơn sơ nhưng cũng phải tuân theo những quy ước cổ truyền như:
Cúng Thần nội (tổ tiên): thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ)
Cúng Thần ngoại (Thổ công, Táo quân hay Thần thánh): thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).
Nếu: - Bố đã chết thì phải khấn là Hiển khảo.
- Mẹ đã chết thì phải khấn là Hiển tỷ.
- Ông đã chết thì phải khấn là Tổ khảo.
- Bà đã chết thì phải khấn là Tổ tỷ.
- Cụ ông đã chết thì phải khấn là Tằng tổ khảo.
- Cụ bà đã chết thì phải khấn là Tằng Tổ tỷ.
- Anh em đã chết thì phải khấn là Thệ huynh, Thệ đệ.
- Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thể tỷ, Thệ muội.
- Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bà thúc cô dì tỷ muội.
Hoặc khấn chung là Cao tằng tổ khảo tỷ nội ngoại gia tiên.
Tùy theo lễ tiết mà cúng Thần ngoại, Thần nội trước hay sau như:
Những ngày tuần, tiết thì phải khấn Thần ngoại trước, Thần nội sau.
Ngày giỗ gia tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước, sau mới cúng gia tiên.
Khi cúng giỗ ai phải khấn người đó trước rồi tiếp đến tổ tiên nội ngoại, thứ đến thần linh chúa đất, sau cùng mới tiền chủ, hậu chủ.
Còn những nghi lễ bất thường như động thổ, nhập trạch,… thì cứ theo nghi thức trong văn là đủ.
Đặc biệt khấn Phật thì dù xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên cũng đều được cả, chỉ cốt giãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.
Trong khi biên soạn chúng tôi đã sử dụng với những tư liệu Hán Nôm cổ truyền, như Thọ mai gia lễ, Thanh Hiên tế văn, Quốc âm tế văn sao tập,…. Đồng thời cũng thao khảo rộng các sách mới xuất bản gần đây viết về phong tục tập quán, tập tục thờ cúng tổ tiên,.. Để tiện sử dụng, chúng tôi chia các bài văn khấn nôm thường dùng ra nhiều loại khác nhau.
Xem thêm: Thiết kế nội thất phòng thờ gia tiên bằng gỗ tự nhiên