Gỗ Cẩm Lai quyết định cho không gian nội thất căn hộ

Việt Nam là nơi có rất nhiều loại gỗ quý hiếm, trong đó với gỗ Trắc tại nam bộ được biết đến với tên gỗ Cẩm Lai. Có nhiều gia đình đã sử dụng loại cây này làm đồ nội thất trong nhà nhưng không để ý hay không biết cách phân biệt được gỗ Cẩm Lai khác với những loại gỗ khác như nào. Cùng Đồ gỗ Tâm Linh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Gỗ Cẩm Lai là loại gỗ như nào?
Gỗ Cẩm Lai hay còn được gọi là gỗ Trắc, đây là loại gỗ tự nhiên được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm của loại gỗ này là: có đường vân nhỏ, rõ ràng và khá đặc biệt. Bởi vậy, những đồ nội thất được làm từ gỗ cẩm lại có giá thành khá cao, tương đối đắt.
Xem thêm: Mê mẩn với mẫu thiết kế nội thất hoàng gia bằng gỗ tự nhiên
Gỗ Cẩm Lai thường có chiều cao trùng bình 25m, đường kính 1m, có màu nâu xám nhiều xơ, đây là loại sinh trưởng khá chậm chạm, số lượng không có nhiều, vào mùa hanh khô thường rụng lá và sẽ rất nhanh nảy chồi mới.
Gỗ Cẩm Lải thuộc vào dòng họ đậu, được phân bố tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam nước ta, chúng khá phù hợp với sự phát triển của vùng đồng bằng đất ẩm, địa hình sông suối hay tại những nơi phù sa.
Loại gỗ này được xếp vào hạng những loại gỗ quý hiếm hiện nay, với vân gỗ đẹp, thớ gỗ chắc chắn, hạn chế về khả năng tác động của môi trường nên gỗ, bên cạnh đó mùi hương của gỗ có thể giúp xua đổi được các con côn trùng.
Ưu nhược điểm của gỗ Cẩm Lai:
Về ưu điểm của gỗ Cẩm Lai:
Gỗ Cẩm Lai thường nhắc tới nhiều nhất đó là: Cẩm Lai đỏ và Cẩm Lai đen. Hai loại gỗ này thường được sử dụng khá phổ biến tại nước ta để làm đồ nội thất gỗ tự nhiên, chúng mang lại nhiều ưu điểm vược trội có giá trị trên thị trường như dưới đây:
+ Có độ cứng, chắc chắn và khả năng chịu va đập cao.
+ Có tính năng bền vững, tăm gỗ mịn, mật độ gỗ khít, thớ gỗ mịn và bóng.
+ Hạn chế tối đa bị mối mọt và cong vênh và có thể giúp xua đuổi đi côn trùng.
+ Mùi thơm của gỗ Cẩm Lai khá dễ chịu, nhẹ nhàng, thể hiện được tính đặc trưng của gỗ.
+ Trong gỗ Cẩm Lai có thành phần tinh dầu sẵn nên rất tiện cho việc đánh giấy ráp giúp sản phẩm tăng thêm độ bóng mịn.
+ Có thể sử dụng chế tạo ra nhiều loại sản phẩm, mẫu mã đa dạng khác nhau.
Xem thêm: Phòng thờ Bác Hồ đẹp – Thiết kế và thi công phòng thờ Bác Hồ
Về nhược điểm của gỗ Cẩm Lai:
Gỗ Cẩm Lai có nhiều ưu điểm vượt trội của riêng nó thì cũng có nhược điểm khác biệt như dưới đây:
+ Là loại gỗ khan hiếm nên giá thành sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này khá cao.
+ Loại loại gỗ quý hiếm và có giá trên trên thị trường nên mức khai thác loại gỗ này đã đi vào báo động đỏ.
+ Các sản phẩm được làm từ loại gỗ này dễ bị nhầm lẫn với những loại gỗ được làm giả bởi màu sắc có sự tương đồng với một số loại gỗ khác.
Ứng dụng của gỗ Cẩm Lai:
Gỗ Cẩm Lai có màu sắc đỏ tươi, thớ gỗ khá mịn, dễ dàng gia công và được sử dụng khá phổ biến trong việc thiết kế nội thất như: giường tủ, bàn ghế, sập và một số đồ nội thất tiện ích khác.
+ Giường gỗ Cẩm Lai: Dùng gỗ Cẩm Lai để làm giường là loại vật liệu được sử dụng khá nhiều với những mẫu thiết kế hiện đại, đường nét tinh tế tạo ra một sản phẩm giường gỗ cẩm lai đẹp, có giá trị cao.
+ Sập gỗ Cẩm Lai: đây là loại đồ nội thất không thể thiếu trong nhà, đặc biệt với những người yêu thích đồ cổ điển. Sập gỗ Cẩm Lai có giá thành khá cao, lên tới vài chục tỷ cho sản phẩm, các sản phẩm được làm từ tấm gỗ nguyên khối và được đánh bóng trên bề mặt mang lại vẻ đẹp tự nhiên.
+ Bàn ghế gỗ Cẩm Lai: Những bộ bàn ghế được làm từ gỗ Cẩm Lai đều được các gia chủ khá ưa chuông, bởi chất liệu gỗ làm từ bàn ghế đều có độ chắc, bền và độ bóng kết hợp với kỹ thuật chạm khắc khá tinh xảo tạo ra một sản phẩm chinh phục hầu hết các khách hàng khó tính.
+ Tủ bếp gỗ Cẩm Lai: Tủ bếp là không gian nội thất không thể thiếu trong mỗi gia đình, đồ nội thất được làm từ loại gỗ Cẩm Lai là một trong những món đồ nội thất đang được săn đón trên thị trường hiện nay.
Xem thêm: Thiết kế nội thất gỗ tự nhiên nâng tầm cao cho không gian sống
Cách nhận biết về gỗ Cảm Lai với những loại gỗ khác:
+ Với mùi thơm: Dựa vào mùi hương thơ đặc biệt của gỗ có thể giúp bạn nhận biết được sự khác biệt với những gỗ khác. Hầu như những loại gỗ Cẩm Lai đều có mùi hương khá giống nhau, mùi thơm nhẹ nhàng, không hắc, nhưng có một số loại cẩm lai khác lại có mùi hơi thối đặc trưng đây gọi là Cẩm Lai thối.
+ Theo khu vực vùng miền phân bố: Dựa vào mùi thơm của gỗ Cẩm Lai người ta có thể nhận biết được vùng miền phân bổ loại gỗ này. Với mỗi vùng miền phân bổ loại gỗ này đều được gắn liền với tên của vùng miền đó như: gỗ Cẩm Lai được phân bổ ở Lào thì được gọi là Cẩm Lai Lào, còn được phân bổ ở Bà Rịa thì gọi là Cẩm Lai Bà Rịa,…..
+ Vân gỗ: gỗ Cẩm Lai có nhiều dạng vân gỗ khác nhau và được đặt tên theo từng hình thù của vân gỗ đó như: vân gỗ theo hình chùng gọi là gỗ cẩm mây, vân gỗ loang lổ đan xen trăng gọi là cẩm phèo, vân gỗ giống da báo gọi là gỗ cẩm báo,….