Những loại gỗ dùng xây dựng cho nhà thợ họ mệnh danh là “chỉ dành cho người giàu”

Không chỉ quý hiếm, độ bền chắc và vẻ đẹp thẩm mỹ của những dòng gỗ như: Lim, sến, Táu, Đinh,…. Tất cả tạo ra một giá trị riêng biệt cho nhà thờ họ theo thời gian.
Nhà thờ họ chính là một trong những công trình kiến trúc không chỉ độc đáo mà chúng còn ẩn chứa khá nhiều nét đẹp tâm linh trong con người Việt. Không những thế mà từ xưa tới nay, người Việt luôn lựa chọn cho mình với những dòng gỗ hiếm nhất để xây dựng nhà thờ họ. Bên cạnh đó dòng gỗ thông thường không ít người Việt đã lựa chọn với những loại gỗ được mệnh danh “chỉ dùng cho người giàu” xây dựng cho nhà tờ họ để tưởng nhớ tới công ở của các bậc sinh thành.
Xem thêm: Thi Công Đình Chùa Bằng Gỗ Tự Nhiên
Với loại gỗ lim:
Loại gỗ này đứng đầu danh sách trong các dòng gỗ quý hiếm để làm nhà thờ họ, gỗ Lim thuộc vào dòng gỗ quý hiếm nhất và được rất nhiều người yêu thích bởi tính bền, chắc của sản phẩm.
Gỗ Lim với độ cứng cao và có kích thước khá ổn định, phần lớn không bị cong vênh, biến dạng hoặc nứt nẻ theo thời gian. Đặc biệt, với gỗ Lim còn kháng lại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chống bị mối mọt rất tốt.
Điểm vượt trội khác của gỗ Lim chính là ở màu sắc và vân gỗ, ở gỗ Lim có màu đỏ nâu khá bắt mắt và sang trọng, bề mặt của gỗ Lim mịn, bóng, đường vân trên gỗ khá rõ nét và có nhiều dạng vân độc, đẹp mắt.
Với những đặc tính cứng cáp, không hề bị cong vênh và có độ bền tuyệt đối, gỗ Lim thường được sử dụng để xây dựng với những bộ phận nâng đỡ chính cho nhà thờ họ như: cột, xà, kèo,…. Thêm vào đó khả năng bị tác động bởi những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết thì gỗ Lim luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để làm nhà cửa và sàn nhà.
Nhưng gỗ Lim có thời gian sinh trưởng khá dài, với trọng lượng nặng và yêu cầu phải xử lý nhiều bước trước khi đưa vào sử dụng nên chúng luôn đòi hỏi mất khá nhiều thời gian và công sức. Bởi độ quý hiếm và loại gỗ làm nhà cao cấp nên Lim luôn có giá thành khá đắt đỏ so với nhiều dòng gỗ khác. Mứ giá của gỗ Lim hiện nay trên thị trường sẽ giao động từ 12-40 triệu đồng/m3 tùy thuộc và từng kích thước thi công, xuất xứ,…. Bởi vậy, nó được liệt vào dòng danh sách “gỗ dành cho nhà giàu”.
Về gỗ Đinh Hương:
Loại gỗ này thuộc dòng gỗ quý hiếm và khá phổ biến tại khu vực miền Bắc. Đinh Hương có màu đỏ vàng, và có màu thơm dịu nhẹ do dầu có trong gỗ tiết ra. Về đặc điểm của loại gỗ này cũng khá giống với gỗ Hương nhưng chúng lại là 2 loại gỗ khác nhau, chúng chính là gỗ Đinh nhưng lại có Hương thơm nên có tên gọi đặc biệt như thế.
Gỗ Đinh Hương có sức chịu đựng khá lớn và không hề bị khô giòn hay bị mối mọt nhờ vào kết cấu đặc thịt gỗ. Đặc biệt hơn nữa, với mùi tơi của gỗ này không hề bị mất đi theo thời gian, mà người dùng luôn cảm nhận được mùi gỗ dịu nhẹ khi được tiếp xúc trực tiếp hay ở gần với gỗ Đinh Hương. Không chỉ với mùi thơi hay màu sắc tươi sáng của chúng mang lại, mà ngay cả ở họa tiết của vân gỗ uốn lượn tự nhiên. Người xưa thường ví gỗ Đinh Hương có đường nét uốn lượn khá mềm mại, thớ gỗ mịn màng mang lại cảm giác mát mẻ mỗi khi tiếp xúc trực tiếp với da tay và khá chắc nặng làm nâng tầm giá trị của món đồ nội thất.
Từ thời xa xưa, gỗ Đinh Hương thường được các vua chú và quan lại sử dụng như một loại sản phẩm quý giá của gia đình. Còn ngày nay, gỗ Đinh Hương cũng được sử dụng để làm nhà thờ họ nhờ vào những ưu điểm vượt trội của chúng, nhưng loại gỗ này chỉ những gia đình giàu có mới đủ điều kiện để trang trí nội thất cho không gian của mình để nâng tầm giá trị sống.
Về loại gỗ căm xe:
Loại gỗ này được khai thác từ cây căm xe hoặc loại cây cẩm xe, đây là loại cây có thân gỗ lớn, sinh trưởng khá nhiều tại Đak Lak, khi mới được khai thác thì gỗ này có màu đỏ thẫm hoặc màu vàng đỏ do nhựa của gỗ thẩm thấu từ lõi ra.
Ưu điểm vượt trội của loại gỗ này khá bên, không hề bị mối mọt, chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết. Nhưng, gỗ Căm Xe có đặc tính hút ẩm khá cao, để lâu dễ bị khô cứng, bởi vậy trong quá trình thi công luôn đòi hỏi ở người thợ có nhiều kinh nghiệm để tránh trường hợp thi công gỗ bị phồng, mất đi tính thẩm mỹ và chi phí sửa chữa. Vân gỗ nhỏ, với dạng vân núi không đều nhau, chữa khá nhiều tôm gỗ, thớ gỗ mịn, màu sắc gỗ phụ thuộc vào điều kiện nuôi trồng.
Gỗ Căm Xe thuộc vào dòng thứ 2 cùng với những loại gỗ quý hiếm như: Lim xanh, Táu, nghiến, Đinh,… Hiện nay, loại gỗ này được sử dụng để làm các loại đồ nội thất như: tủ đồ, tủ quần áo, bàn ghế, sập bộ ngựa,…. Đặc biệt hơn nữa được dùng để làm thi công cho nhà thờ họ với độ bền đẹp của chúng.
Về loại gỗ Táu:
Khi nói tới gỗ quý hiếm để làm nội thất cho nhà thờ họ thì không thể không nhắc tới gỗ Táu. Loại gỗ này được xử từ thây cây Táu, loại cây này thường được phân bổ chủ yếu tại các tình miền núi Bắc Bộ, nơi có chứa nhiều đất sét, đất bùn và khí hậu phù hợp cho cây phát triển.
Khi mới được khai thác thì loại cây này có màu nâu nhạt, để lâu thì gỗ sẽ biến sang màu xám đen, loại gỗ này rất cứng, thớ gỗ nhỏ và mịn, vân gỗ rõ nét. Gỗ Táu không hề bị cong vênh hay mối mọt trong moi điều kiện thời tiết, và hơn nữa gỗ Táu cũng mang một mùi thơm nhẹ nhàng sử dụng càng lâu thì độ bóng càng đẹp.
Từ thời ông cha ta xưa kia đã sử dụng gỗ Táu để làm đồ nội thất, đặc biệt là làm đồ thờ cúng và thi công xây dựng nhà thờ họ. Với đặc tính: bền cao, màu sắc và vân gỗ đẹp nên gỗ Táu trở nên khá bắt mắt và sang trọng.
Đối với loại gỗ Sến:
Gỗ Sến cũng thuộc vào dòng gỗ quý hiếm với Lim Xanh, Đinh, Táu,…. Gỗ Sến có khá nhiều loại gỗ khác nhau như: Sến Cát, Sến Giũa, Sến năm ngón,… nhưng nổi bật nhất vẫn là Sến đỏ, Sến mật và Sến mủ.
Gỗ Sến thường có màu đỏ, khá cứng, chịu được áp lực lớn nhưng lại khó gia công và khá dễ nứt nẻ, bởi vậy gỗ Sến được sử dụng phần lớn để làm đồ nội thất như: sập gỗ, phản gỗ,… hoặc những bộ phận chống chịu lực tốt cho nhà nhờ thờ họ như: cột nhà, cửa chính,….
Trên đây là một số loại gỗ quý hiếm nhất mà Đồ gỗ Tâm Linh chia sẻ với bạn, mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho đồ nội thất của mình. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới Đồ gỗ Tâm Linh để được giải đáp tốt nhất cho không gian căn hộ của bạn.