Những lưu ý không thể bỏ qua khi lắp sàn gỗ tự nhiên

Khi nói đến sàn gồ thì chắc chắn ai cũng biết về ưu điểm vượt trội của chúng là giúp cho căn hộ trở lên đẹp hơn bởi bản thân sàn gỗ luôn có màu sắc và các vân gỗ khá phong phú, đa dạng. Bể mặt của gỗ khá trơn, bóng và mịn màng giúp căn nhà của bạn mang phong cách sang trọng và hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ hơn về mùa hè, ấm cúng về mùa đông, khô ráo khi mùa gió nồm đặc biệt xảy ra tại khu vực miền Bắc.
Để có thể sử dụng đúng cách và phát huy hết ưu điểm bền, đẹp và tiện dùng của sàn gỗ tự nhiên nhiên thì bạn cần lưu ý những điểm như dưới đây.
Thiết kế và thi công sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ phải bằng phẳng:
Cho dù là sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp thì bản chất của chúng không có tác dụng trong chịu lực. Bởi vậy, sự ổn định của sàn gỗ đều phụ thuộc vào chất lượng của bề mặt nền ở bên dưới sàn, với những bề mặt nền ổn định để lát sàn gỗ đều là nền bê tông, nền xi măng, nền gạch men.
Chính vì thế, việc đầu tiên trước khi lắp sàn gỗ là cần có mặt sàn bằng phẳng, loại bỏ hết các chỗ gồ ghề trên bề mặt. Với những mặt nền bê tông, xi măng thì bạn nên láng thật phẳng, để khô ráo, tại những điểm lồi ở trên bề mặt thì đánh vữa, bả matit nhằm tránh sàn gỗ bị ộp sau khi lắp đặt.
Với những nền gạch men, nếu chất lượng lát sàn men kém, đặc biệt tại các chung cư mới, thì khả năng sàn gạch men sẽ bị phồng sau một thời gian sử dụng sẽ làm ảnh hưởng tới sàn gỗ. Nếu bạn không chắc chắn về điểm này thì bạn cần phải xử lý ngay trước khi lắp sàn gỗ.
Không nên lắp sàn gỗ thông phòng và quá sát mép phòng:
Sàn gỗ sẽ bị giãn nở khi ở điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau. Bởi vậy, điều đáng lưu ý nhất khi lắp sàn gỗ công nghiệp là không nên lát thông phòng mà bạn cần ngắt mạch ở ở giữa các phòng nhằm tạo ra độ giãn nở cho sàn gỗ.
Ngoài ra, với các mép gỗ cửa thì hàng đầu tiên sát với mép tường, cần lắp cách khoảng 10-12mm để tạo ra khoảng hở bù lại cho độ giãn nở của gỗ. Nếu không có độ bù giãn nở thì sẽ làm cho sàn bị phồng lên, vênh mặt sàng, làm mất đi độ thẩm mỹ của căn phòng.
Làm sàn gỗ khi lắp xong cửa và sơn phòng:
Nhằm tránh các tác động xấu từ thời tiết như mưa nắng hắt vào làm ảnh hưởng tới sàn gỗ, bạn chỉ nên lắp sàn gỗ khi đã hoàn thiện cửa sửa thông ra ngoài trời.
Không những thế, việc lắp sàn gỗ cuối cùng trước khi sơn phòng nhằm tránh thợ thi công sơn đi lại trên mặt sàng sẽ va quệt vào sàn gỗ gây ra trầy xước và làm bẩn sàn nhà.
Lựa chọn vật liệu phù hợp với sàn gỗ trong các không gian khác:
Lớp lót của sàn gỗ đối với gỗ công nghiệp là xốp nilon 3mm, với sàn gỗ tự nhiên là xốp nilon tráng bạc hay phom cao su non. Nhưng nếu bạn lát sàn gỗ ngay tại tầng 1 của căn nhà thì sẽ có nguy cơ bị nồm ẩm cao nên sử dụng loại xốp nilon tráng bạc hay phom cao su nong cho dù là sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ tự nhiên.
Cũng tương tự như thế, với vật liệu phào chân tường, phào nhựa hoặc phào laminate đều có độ bền và tính chịu nước khá cao nên được sử dụng nếu tường có khả năng bị ẩm còn phào được bán thông dụng trên thị trường thì khả năng chống ẩm không được cao.
Kích thước của thanh gỗ cần phù hợp với từng không gian diện tích:
Sàn gỗ cũng giúp cho việc nới rộng căn phòng hoặc thu hẹp không gian. Đối với những căn phòng có diện tích nhỏ hẹp, thì bạn nên lựa chọn sàn gỗ với những miếng ghép nhỏ và có màu sáng. Và ngược lại, với những căn phòng rộng thì bạn nên lựa chọn những miếng ghép to, có vân lớn và tối màu nhằm để cơi nới căn phòng giúp mang lại cảm giác đầm ấm hơn