Thế nào là đình, đền miếu, và những điều cần biết

Việt Nam chúng ta, khá nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn liền với đó là phong tục thờ cúng tổ tiên, bên cạnh đó còn được thờ cúng với các nhân vật có công to lớn cho quê hương, đất nước hoặc thờ các vị thần hộ mệnh theo văn hóa tâm linh. Với mỗi mục đích thờ phụng khác nhau đều có riêng cho mình những nét thiết kế xây dựng và mang một tên riêng khác nhau như: đình, chùa, đền,… Dưới đây, Đồ gỗ Tâm Linh chia sẻ với bạn về một số công trình văn hóa tâm linh nhé.
Xem thêm: Thiết kế đền thờ, đình chùa Lê Quý Đôn
Vậy đình là gì?
Đình chính là công trình văn hóa mang tầm cỡ cấp làng, xã, và đây là nơi thờ cúng các Thành Hoàng làng – người đã có công xây dựng và phát triển làng. Đồng thời, đình làng cũng là nơi tập trung giúp giải quyết mọi việc trong làng xóm, và là nơi giao lưu văn hóa của làng, là nơi mang lại những hình ảnh đẹp gắn liền với một cộng đồng cư dân, và đặc trưng cho nền văn minh lúa nước.
Còn đền là gì?
Đền chính là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng các vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử có công với đất nước được tôn thờ như một vị Thánh của dân tộc. Hiện nay, phần lớn các đền thờ vị anh hùng có công dựng nước, bảo vệ đất nước hoặc một cá nhân có công lao to lớn với địa phương. Nhiều ngôi đền được dựng lên từ rất nhiều năm về trước và vẫn được tồn tại tới ngày nay như: đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Đô,…. Tại đây thờ các vị anh hùng có công với nước còn các đền như: đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên,… thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian để lại.
Xem thêm: Thi công hoàn thiện nội thất phòng thờ gỗ tự nhiên
Miếu là như thế nào?
Miếng chính là công trình kiến trúc tâm linh có quy mô nhỏ hơn đình và đền rất nhiều và đối tượng được thờ cúng trong đó cũng khá đa dạng, thể hiện qua tên của miêng như: miếu cô, miếu cậu, miếu thổ thần, miếu thủy thần, miếu hà bá,… miếu được xây dựng tại các gò cao như sườn núi, bờ sông hoặc tại đầu làng, cuối làng,… ở những nơi yên tĩnh để các vị thần được yên vị. Có một số nơi và các ngày sinh, ngày hóa, ngày hiện hóa mở lễ hội ăn mừng, nginh rước thần từ miếng về đinh chung với các bậc con cháu, tế lễ xong lại rước thần quay lại miếng để yên vị.
Phong thủy trong xây dựng đình, đền, miếu:
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, yếu tố trong phong thủy được coi trọng khá lớn, đơn giản như ta thấy được việc xây dựng nhà, sửa công có quy mô gia đình cũng cần được tính toán kỹ lưỡng, chi li sao cho hợp lý với phong thủy, từ đó để hút tài lộc, bảo vệ an ninh cho gia đình trong suốt cuộc đời. Với những công trình tâm linh to lớn như: đình, đền, miếu sẽ ảnh hưởng lớn tới vận may rủi của cả một cồng đồng người dân thì yếu tố phong thủy lại càng trở nên quan trọng. Điều này luôn đòi hỏi việc xây dựng phải đúng hướng, đúng cách bài trí gian thờ cúng và các tượng đồng được sử dụng trong việc thờ cũng cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Với miếu thuờ thường xây dựng tại những nơi cao ráo, thoáng mát, cách xa khu dân sinh sống nhằm đảm bảo sự yên tĩnh cho các vị thần trú ngụ. Như vậy, mới mang lại sự bình an, xua đuổi đi vận xui cho mọi người trong khu vực, hưởng phúc hưởng lạc mãi mãi về sau.