Con thứ có nên dùng bàn thờ án gian sơn son thếp vàng không?

Thực tế thì con trưởng và con thứ đều có thể sử dụng bà thờ án gian sơn son thếp vàng, với bàn thờ nhà con thứ được gọi là bàn thờ vọng. Để giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề bàn thờ vọng và cách thờ như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Đồ gỗ Tâm Linh xin được chia sẻ với bạn đôi điều cần biết.
Bàn thờ vọng nghĩa là bàn thờ như thế nào?
Bàn thờ vọng chính là một trong những loại bàn thờ mà người sống ở quê ít có điều kiện về nhà con trai trưởng trong các dịp lễ tết đã lập nên. Ngoài ra, với bàn thờ vọng thường được lập tại gia chủ là con trai thứ trong nhà, bởi vậy bàn thờ vọng có thể sử dụng loai chất liệu sơn son thếp vàng để tăng thêm tính sang trọng, uy nghi cho không gian thờ cúng.
Ý nghĩa của từ: “Vọng bái” chính là lạy từ xa. Với người xưa, khi triều đinh có những điển lễ lớn, các quan trong triều thường tập trung ở trước sân rồng để làm lễ, cơ quan tại các tỉnh hoặc nơi biên ải, thiếp lập hương án trước sân công đường, dâng lễ hương, nến, hướng về kinh đô để lạy quỳ Thiên Tử. Khi nghe thấy tin cha mẹ, ông bà mất, con cháu chưa về kịp để chịu tang, cũng thiết lập hướng an ở ngoài sân, hướng về quê để làm lễ tương tự như vậy. Những bàn thờ thiết lập như vậy chỉ mang tính chất tạm thời, và sau đó con cáo quan xin được về cư tang 3 năm.
Từ đó, bàn thờ vọng được hình hành, chỉ với những người sống xa quê thì mới có bàn thờ vọng. Những người ở gần quê cho dù giày hay nghèo thì cũng phải về nhà con trưởng hoặc trưởng họ để làm lễ trong các dịp lễ Tết, chú hoặc ông chú cũng phải đến nhà cửa trưởng để làm lễ cho dù cửa trưởng chỉ thuộc và hàng con, cháu, chắt,… Bởi vậy, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ 3 ngay tại quê. Nếu không may người con trường đã mất hoặc sống xa quê, thì con thứ kế tiếp con trưởng sẽ được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trường lại là bàn thờ vọng.
Nhưng ngày nay nhiều con thứ muốn lập bàn thờ vọng để thờ chúng thắp hương cho tổ tiên vào các ngày lễ Tết thì có thể xin phép trường họ để lập ra bàn thờ riêng tại gia đình mình.
Hướng dẫn cách lập bàn thờ vọng:
Trước khi thiết lập ra bàn thợ vọng, gia chủ phải sang nhà thợ để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép được chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang còn cháy giở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.
Nếu bạn có nhà riêng, tương đối rộng lớn thì bàn thờ nên đặt hẳn vào một phòng riêng để tạo ra không gian yên tĩnh, thiêng liêng và tôn nghiêm. Khi đặt bàn thờ gia thần riêng thì bạn cần đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một chút.
Còn nếu bạn không có phòng thờ riêng thì đặt kết hợp với phòng khách, nhưng phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách. Bàn thờ cần đặt hướng về que chính của gia chủ để vái lạy thuận theo quê mình.